top of page
  • Black Facebook Icon
  • Black Instagram Icon

Nếu như

  • Writer: Giấy
    Giấy
  • Jan 12, 2019
  • 2 min read



Trong mệnh đề kéo theo của logic học “nếu a thì b”, a mà đã sai thì dù b có như thế nào, cả mệnh đề vẫn luôn đúng.


Mà khi người ta đã phải buột miệng “nếu như” cho một chuyện gì đã thành quá khứ, nghĩa là a chưa từng xảy ra, a sai. Thế nên nếu vế “nếu như” đã sai, thì sau đó nói gì đi nữa cũng được.


Có một khoảng thời gian mình cực thích dằn vặt bản thân. Mỗi đêm leo lên giường là lại nằm hồi tưởng về cả ngày hôm đó, rồi tự quở trách đáng ra mình không nên làm như vậy, nếu làm thế kia sẽ tốt hơn. Trong tất tần tật chuyện, mình chả bao giờ hài lòng với những gì bản thân đã làm.


“Nếu như mình đủ giỏi giang ưu tú, mình sẽ xứng đáng với người.”


“Nếu như khi đó mình không vội vàng từ bỏ, mình với người vẫn bước cùng nhau đến tận hôm nay.”


Đại loại vậy. Những mệnh đề trên có thể xem là đúng (a sai, b sai), nhưng, nói thế này, cũng chẳng sai:


“Nếu như mình đủ giỏi giang ưu tú, người vẫn sẽ tìm được ai đó ưu tú hơn để sánh bên.”


“Nếu như khi đó mình không vội vàng từ bỏ, mình cũng sẽ từ bỏ khi đã gây ra cho cả hai những thương tổn mãi chẳng thể lành.”


(a sai, b đúng, mệnh đề đúng)


Sau nhiều chuyện thì cũng nhận ra, “nếu như” chỉ là thứ nên nói cho vui chứ không phải để tự dằn vặt, vì nó vô thưởng vô phạt, nói thế nào cũng được, và cũng chẳng có tác dụng gì. Cái gì đã qua, là đã qua. Và chúng ta sống vì những điều sắp đến.

Comments


Không bỏ lỡ bài viết mới

bottom of page